Địa chỉ điêu khắc tượng phật uy tín tại Việt Nam

Địa chỉ: 638 Quốc Lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, HCM

Email: dobiendieukhac@gmail.com

Địa chỉ điêu khắc tượng phật uy tín tại Việt Nam
Ngày đăng: 16/02/2023 11:05 AM

         Điêu khắc tượng phật ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Tìm hiểu về nghệ thuật tạc tượng phật từ xưởng điêu khắc tượng uy tín hàng đầu Việt Nam, nếu bạn có nhu cầu điêu khắc tượng phật và giá tạc tượng phật hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    Điêu khắc tượng phật là gì?


         Điêu khắc tượng phật là một tác phẩm nghệ thuật được các nghệ nhân chế tác thông qua các hình thức và kỹ thuật khác nhau. Là nghệ thuật sử dụng công cụ để hình thành các đường nét thân hình đức phật. Điêu khắc tượng phật khó nhất là điêu khắc mặt phật , thần thái khuôn mặt đức phật quyết định 90% tài năng điêu khắc của nghệ nhân tại xưởng điêu khắc tượng phật.

    Điêu khắc tượng phật

         Điêu khắc tượng phật đã có từ hàng ngàn năm trước khi Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng năm 500 trước Công nguyên. Phật giáo có một bộ giáo lý hoàn chỉnh và sâu sắc, những lời dạy trong giáo lý đề cập đến giáo lý của Phật giáo, tức là kinh điển nguyên lý là những giải thích ngắn gọn và có hệ thống về nội dung của kinh điển.

    Lịch sử hình thành điêu khắc tượng phật như thế nào?


         Vào thời kỳ đầu của Phật giáo, không hình thành nghề điêu khắc tượng Phật khi mà thuyết giảng lời dạy của Đức Phật, hầu hết các tín đồ Ấn Độ đều tuân theo câu ngạn ngữ cổ rằng “không được phép tượng trưng cho một hình tượng Phật trong hình ảnh của một con người”. Đó là một sự báng bổ đức phật linh thiêng. Tuy nhiên, do sự thâm sâu và khó hiểu của giáo lý nên khi đọc kinh, tín đồ khó có thể bước vào cảnh giới “hư không” (tu tập, thiền định), nếu trước mặt có tượng Phật được điêu khắc theo hình thái phù hợp với kinh văn.

         Các tăng ni phật tử sẽ tập trung sự chú ý của họ vào những bức tượng phật điêu khắc tỉ mì , họ tin rằng  việc điêu khắc tượng phật giúp họ có được sự tịnh tâm và luôn thấy hiện diện của đức phật trong cuộc sống. Tuy nhiên, những Phật tử “Nam tông” tin theo giáo lý nhà Phật sơ khai vẫn cho rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã không còn ở thế gian này nữa và đã nhập Niết bàn, vậy làm sao có thể tồn tại như tượng phật điêu khắc thủ công được nên Phật tử Ấn Độ đã dùng hoa sen, cây bồ đề , Pháp Luân, dấu chân, vv để tượng trưng cho hình ảnh của Đức Phật.

    Điêu khắc tượng phật

    Nội dung liên quan:  Đơn vị chuyên cung cấp những mẫu điêu khắc ấn tượng nhất

    Tại sao việc điêu khắc tượng Phật được coi là cần thiết?


         Vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, một số tín đồ Phật giáo ở Tây Bắc Ấn Độ có xu hướng tư tưởng mới, họ tin rằng việc điêu khắc tượng phật tuy thân xác của Đức Phật Thích Ca đã chết nhưng Pháp thân của Ngài vẫn còn tồn tại trên đời, để những người theo đạo Phật có thể chiêm ngưỡng và tưởng nhớ đến đấng vĩ đại oai nghi của Đức Phật trong mọi thời đại nên lập hình tượng điêu khắc tượng Pháp thân của Đức Phật ra đời.

         Vì vậy, họ đã điêu khắc tượng Đức Phật dựa trên các đặc điểm ngoại hình của vị hoàng đế lý tưởng huyền thoại, thân hình vàng và các đặc điểm siêu phàm khác. Những bức tượng Phật điêu khắc cổ đại sớm nhất có phong cách điêu khắc của người Hy Lạp và La Mã, sau đó dần dần phát triển thành hình thái đức Phật như ngày nay.

    Điêu khắc tượng phật

         Các tín đồ Phật giáo cũng tin rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải là người duy nhất đã thành Phật, chỉ cần thực sự đạt được ý nghĩa chân chính của đạo Phật, các vị Phật có thể ra đời trong quá khứ, hiện tại và tương lai trên nhân gian. Xung quanh các vị Phật này có vô số các vị Bồ tát, đệ tử, A la hán, chư thiên, … đang cùng Đức Phật hộ trì Phật pháp và giáo hóa chúng sinh nên đã điêu khắc tượng Phật, Bồ tát, A la hán, và các vị thần.

         Trên cơ sở này, họ đã đổi mới giáo lý và kinh điển nguyên thủy, và mang đến một sự tái sinh mới của Phật giáo, những tín đồ của sự đổi mới này là “Phật giáo Đại thừa”, có ảnh hưởng lớn đến nền Phật giáo của các thế hệ sau này.

    Những quy tắc mỹ thuật dân gian trong điêu khắc tượng Phật


         Khi tìm hiểu về nghệ thuật tạc tượng của nghệ nhân dân gian xưa, người ta thường tìm về những di tích thờ tự ở miền Bắc, đặc biệt là các ngôi chùa cổ, bởi hệ thống tượng ở đây vô cùng đa dạng, không những về loại hình mà còn về chất liệu. Các pho tượng cổ chủ yếu được tạc từ chất liệu: đá, đồng, gỗ, đất sét nung, và đặc biệt là gỗ mít. Theo quan niệm dân gian, đây là loại gỗ “thiêng”, rất được ưa chuộng trong việc chế tác các đồ thờ cúng. Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dặm, do vậy tránh được những sơ suất trong khi đục, lại có độ bền cao, ít nứt, dễ gọt. Ngày nay, bên cạnh những nguyên liệu cổ truyền, người ta đã sử dụng cả bê-tông để chế tác tượng, vì nguyên liệu này vừa dễ tạo hình, lại có độ bền cao.

    Tạo hình tượng Phật được tiến hành theo hai lối

         Hoặc dựa vào cuốn Tạc tượng lượng độ kinh, được biên soạn bằng chữ Hán lưu hành trong giới Phật giáo và các phường thợ, hoặc làm theo lối dân gian hoàn toàn cảm nhận và học mẫu mã từ vài chùa nổi tiếng. Các quy tắc tạc tượng trong cuốn sách trên được tóm tắt thành vài công thức đơn giản cho các thợ điêu tô (thợ điêu khắc-điêu là khoét đục xuống, tô là đắp phủ lên) thực hiện.

         Đó là: Tọa tứ lập thất – tỷ lệ chiều cao một tượng đứng bằng bảy đầu, ngồi bằng bốn đầu; Nhất diện phân lưỡng kiên-chiều ngang của mặt bằng nửa chiều ngang hai vai; Nhất diện phân tam trùng – ba khoảng cách bằng nhau trên mặt, từ chân tóc đến chân lông mày, bằng từ chân lông mày đến đỉnh mũi, bằng từ đỉnh mũi đến cằm. Và ngoài ra còn quy định chi tiết đến tận ngón chân ngón tay, các thế tay bắt quyết….

    Điêu khắc tượng phật

         Tuy nhiên, mọi công thức chỉ mang tính tương đối, mỗi người thợ đều có những bí quyết riêng. Làm nhiều thành thuận tay quen mắt, nên từng hình mẫu Phật đã nhập sâu vào tâm khảm người thợ. Chỉ cần nhìn khúc gỗ nguyên liệu, nghe những yêu cầu của khách đặt hàng, người thợ đã tự phác họa ngay trong đầu về kích thước, hình hài pho tượng.

    Nội dung liên quan:  Sản phẩm của Điêu Khắc Đỗ Biên có gì đặc sắc

    Điêu khắc tượng Phật với mục đích để thờ phụng, nên quy trình chế tác đòi hỏi công phu nghiêm cẩn

         Bởi vậy, từ xưa đã hình thành nên những làng nghề truyền thống chuyên chế tác tượng Phật, phát triển rất thịnh vượng. Ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), nổi danh các phường thợ làm tượng gỗ như: Hà Cầu, Bảo Động, Mai Yên. Làng La Xuyên (huyện Ý Yên, Nam Định) không những lừng danh về nghề tạc tượng từ lâu đời mà ngày nay còn nổi tiếng với các sản phẩm đồ gỗ như sập gụ, tủ chè, tủ chùa... Tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) có 2 làng nghề tạc tượng trứ danh, đó là làng Chàng Sơn (ở huyện Thạch Thất) và làng Sơn Đồng (ở huyện Hoài Đức).

         Làng Chàng Sơn có tới 98% dân số theo đạo Phật, nghề mộc ở đây nổi tiếng khắp xứ Đoài, chủ yếu là tạc tượng Phật, mà bộ sản phẩm trứ danh suốt nhiều đời nay chính là “các vị La Hán chùa Tây Phương”. Những làng nghề chế tác đá lừng danh với sản phẩm tượng Phật bằng đá ở Bắc Bộ phải kể đến: làng Phụng Châu (Chương Mỹ, Hà Nội); Làng Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình)... Những làng nghề đúc đồng lừng danh với sản phẩm tượng Phật bằng đồng ở miền Bắc có: làng nghề Tống Xá, Vạn Điểm (thuộc huyện Ý Yên, Nam Định); Ngũ Xá (Hà Nội); Đại Bái (Bắc Ninh)...

    Cách chọn đơn vị điêu khắc tượng phật uy tín


         Con người vẫn luôn hướng về những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống. Luôn có lòng tin về những giá trị tâm linh, những đấng tối cao. Khi xã hội không ngừng phát triển thì nhu cầu cải thiện việc thờ cúng, chiêm bái tượng Phật trong nhất cũng trở nên vô cùng phổ biến. Nắm bắt được nhu cầu đó, trên thị trường đã xuất hiện nhiều đơn vị điêu khắc tượng phật. Tuy nhiên câu hỏi được Quý Phật tử đặt ra ở đây là cơ sở nào mới thật sự chất lượng và uy tín. Do đó chúng tôi gợi ý cho Quý Phật tử một số cách để chọn đơn vị thi công uy tín như sau:

         ➤ Xem hình ảnh thực tế mà đơn vị thi công đã thi công cho những khách hàng trước. Việc xem trước hình ảnh thực tế sẽ giúp Quý Phật tử hình dung phần nào tay nghề của cơ sở thi công đó.

    Điêu khắc tượng phật

         ➤ Xem đánh giá, phản hồi thực tế từ những khách hàng đi trước.

         ➤ Xem xét sự chuyên nghiệp của nhân viên trong việc tư vấn, chăm sóc khách hàng cũng như những thông tin, kiến thức mà nhân viên đó truyền tải.

         ➤ Chọn những đơn vị sở hữu đội ngũ nghệ nhân có kinh nghiệm, hoạt động ổn định trong lĩnh vực đắp tượng, đúc tượng.

    Cơ sở điêu khắc tượng phật đẹp


         Điêu khắc Đỗ Biên có nhận điêu khắc tượng phật theo yêu cầu của Phật tử, đảm bảo được tính tâm linh vốn có của tượng Phật. Châm ngôn làm việc của chúng tôi là “Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật” do đó mà mỗi tác phẩm tượng Phật đều được chúng tôi đầu tư tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế tác. Hãy đến với chúng tôi nếu mọi người đang tìm kiếm cho mình địa chỉ tạc tượng đài Phật Tổ đẹp, uy tín và chất lượng, mang nét văn hóa và linh hồn Việt.

    Điêu khắc tượng phật

         Dưới bàn tay điều khắc của của những nghệ nhân lành nghề, chuyên nghiệp tận tâm, tận lực. Với mục tiêu tạo ra sản phẩm nghệ thuật và chất lượng cao. Các nghệ nhân được đào tạo bài bản, hiểu được cái chân thiệt mỹ của nghệ thuật điêu khắc. Điêu khắc Đỗ Biên vận chuyển trên toàn quốc và quốc tế đúng mẫu mã, đúng thời gian lịch hẹn. Có chính sách cúng dường khi khách hàng thỉnh tượng cho các chùa, đạo tràng.

    Nội dung liên quan:  Tượng điêu khắc nghệ thuật theo yêu cầu

         Điêu khắc Đỗ Biên tự hào là cơ sở điêu khắc tượng phật uy tín nhận được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với đơn vị chúng tôi theo thông tin đính kèm sau đây!


    CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG ĐỖ BIÊN

    Địa Chỉ: 638 Lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, HCM

    Hotline: 0968.635.758 - Tư vấn 24/7

    Email: dobiendieukhac@gmail.com

    Website: dieukhacviet.net - dieukhachoavan.com

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline